Cá bảy màu được nhiều người chơi cá cảnh chuyên nghiệp gọi là cá guppy, chúng còn có tên gọi là cá đuôi quạt, cá công… Tên khoa học: Poecilia reticulata, thuộc họ Cá khổng tước. Cá bày màu là 1 trong số những loại cá cảnh dễ nuôi nhất.
Toc
- 1. Phân bố
- 2. Sinh Sản của cá Guppy
- 3. Nhiệt độ nuôi cá guppy
- 4. Cách cho cá vào hồ sau khi mua
- 5. Bài viết liên quan:
- 6. Xử lý phân cá
- 7. Máy sục khí, máy sủi oxy cho bể cá bảy màu
- 8. Cách phân biệt cá bảy màu đực và cái
- 9. Một số dòng cá guppy
- 10. Thức ăn của cá guppy
- 11. Một vài bệnh thường gặp ở cá guppy – cá bảy màu
Cá bày màu là dòng cá phổ biến trên thị trường, chúng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới với nhiều màu sắc đa dạng khác nhau.
Đây là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng và phong phú nhất trong số các loài cá cảnh (về màu sắc). Cá bảy màu nhập ngoại vào Việt Nam có 2 loại chính: bảy màu đuôi rắn và bảy màu thân xanh đen, đuôi màu xanh biếc, đỏ điểm vạch trắng. Ở các nước khác có cá bảy màu toàn thân đen tuyền chưa thấy có tại Việt Nam.
Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó.
Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi “guppy” vẫn được sử dụng.
Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ.
Phân bố
Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.
Sinh Sản của cá Guppy
Cá bảy màu đẻ nhiều. Thời kỳ mang thai của chúng là 22-30 ngày, trung bình khoảng 28 ngày. Sau khi cá cái được thụ tinh thì một vùng sẫm màu gần hậu môn, gọi là đốm thai, sẽ lớn dần lên và sẫm màu đi.
Cá bảy màu ưa thích nước có nhiệt độ khoảng 28 °C (82 °F) để sinh sản. Cá bảy màu cái sẽ sinh ra từ 2 đến 200 cá con, thông thường trong khoảng 5-30 con.
Khi cá mẹ có bụng lớn (chuẩn bị đẻ), bạn nên bắt cá mẹ cho ra một hồ riêng nhằm đảm bảo “sỉ số” đàn cá con. Vì cá mẹ, cá cha và cá lớn rất dễ ăn cá con khi cá mẹ mới sinh cá con ra. Để cá con có tỉ lệ sống sót cao, bạn nên bỏ nhiều rong (để cá lẩn trốn và là nguồn dinh dưỡng ban đầu) và nuôi cá con trong hồ cá cũ (có rêu).
Trong 1 – 2 tuần đầu nên để cá ăn rong-rêu hoặc bổ sung thêm thức ăn khô dạng cám hoặc dạng viên được nghiền mịn. Tuần 2 – 3 trở đi nếu siêng năng nên cho ăn bo bo (hồng trần/trứng nước). Khoảng 4 tuần trở về sau thì cá con có thể ăn lăng-quăng, trùn chỉ và chuyển dần tập cho cá ăn thức ăn viên.
Cá bột bạn cũng nên cho vào hồ một ít muối. Việc này sẽ làm cá sống khỏe hơn và làm tôm con có thể sống lâu hơn. Sau 2 ngày, bạn có thể cho cá ăn thức ăn khô, nhớ là phải tán ra thật nhuyễn và nên dùng 1 loại thức ăn cố định thôi.
Một con 7 màu mái trưởng thành có thể đẻ con theo định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần. Mỗi lần đẻ từ 15 – 40 em tùy kích thước cá mẹ – cá mẹ càng lớn thì mỗi lần đẻ càng nhiều con.
Cá con cần khoảng một hoặc hai tháng để trưởng thành. Trong bể cá, thức ăn cho cá bảy màu con thường là thức ăn nghiền và ép thành dạng vảy (flake), ấu trùng artemia, hoặc thức ăn của cá trưởng thành. Ngoài ra, cá con còn ăn tảo bám trong bể.
Lựa chọn cá trống
Chọn ra con lớn nhất trong bầy. Hãy chọn những con có cuống đuôi to, dày, vì chúng có thể mang được những chiếc đuôi to, chọn những con có đuôi hình tam giác. Chọn những con dài lưng (lưng có hình bình hành, tròn ở góc), lưng và đuôi nên trùng màu hay hoạ tiết, loại bỏ những con cá có xương sống uốn cong, đầu phẳng hay những con có màu sắc không đẹp
Khi thực hiện theo các bước này, bạn sẽ chọn được cho mình những con cá tốt nhất để tiếp tục phát triển, và nên nhớ rằng mật độ cá không được quá 1 gallon 1 con
Lựa chọn cá mái
Những con cá mái thường được lựa chọn sau 4-5 tháng.
Chọn những con to nhất, có cuống đuôi to và dày, những con này sẽ đẻ ra những chú cá đẹp nhất, chọn những con có lưng to nhất và rộng nhất có thể có và nên chọn ra những con có màu sắc đẹp hơn.
Chọn ra 2 con cá mái đẹp nhất và 1 con trống đẹp nhất cho vào 1 bể 2 – 5 gallon. Việc sử dụng 1 con trống sẽ giúp bạn dễ nhận biết được những đặc tính mà con trống truyền lại cho con của nó, nhờ đó bạn có thể tìm những con trống tốt nhất. Nếu những con mái không có thai trong vòng 2 tháng, hãy thêm vào bể 1 con cá trống khác. Bể nhỏ sẽ giúp cá trống dễ “tìm thấy” cá mái hơn.
Chỉ vài giờ sau khi sinh đẻ xong, cá cái lại sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bảy màu có khả năng lưu trữ tinh trùng, nên sau chỉ một lần cặp đôi với cá đực, cá cái có thể sinh nhiều lần. Nếu không nuôi riêng hoặc không có lưới ngăn, cá trưởng thành sẽ ăn cá con.
Người ta đã lai thành công cá bảy màu với một số loài khác thuộc chi Poecilia (poecilia latipinna/velifera), ví dụ cá bảy màu đực và Poecilia cái. Tuy nhiên, con lai luôn là cá đực và có vẻ vô sinh
Cá bảy màu ưa thích bể cảnh nước cứng và có thể trụ vững trong môi trường với độ mặn cao gấp 1,5 lần độ mặn thông thường của nước biển. Cá bảy màu nói chung là ưa chuộng hòa bình, đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn. – Cá bảy màu do những người nuôi cá cảnh tạo ra có sự biến đổi lớn về bề ngoài, như màu sắc hay hình dáng đuôi (đuôi quạt hay đuôi kiếm nhọn đầu).
Những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm gây giống cá bảy màu cho chính mình đều biết rằng cá trưởng thành sẽ có thể ăn thịt các con non và vì thế nên tạo ra khu vực an toàn cho cá bột.
Các bể cho sinh đẻ được thiết kế đặc biệt, có thể treo lơ lửng bên trong bể cảnh. Chúng phục vụ cho hai mục đích, thứ nhất là che chở cho cá cái đang mang thai không bị các con đực để ý tới và tấn công, và thứ hai là cung cấp một khu vực riêng biệt cho cá con mới sinh không để chúng bị mẹ ăn thịt. Cần lưu ý không thả cá mẹ vào nơi đẻ quá sớm vì nó có thể bị sẩy thai
Nhiệt độ nuôi cá guppy
Khi chúng ta nuôi cá 7 màu trong môi trường nước có nhiệt độ cao >= 28 độ thì cá mái guppy đẻ cá con có giới tính cái ít hơn cá đực. Khi cá guppy được nuôi trong môi trường nước với nhiệt <= 22.5 độ thì tỉ lệ cá mái sẽ nhiều hơn cá đực. Nhiệt độ lý tưởng để cá mái 7 màu đẻ ra cá con đực và cái cân bằng là vào 25, 26 độ.
Đối với những người chơi có kinh nghiệm, nhiệt độ lý tưởng để nuôi cá bảy màu, guppy được khoẻ mạnh là từ 22 – 28*C. Ở nhiệt độ này cá sẽ ít bị bệnh, khoẻ mạnh, ăn nhiều, lớn nhanh và màu sắc cũng rất đẹp.
Tất cả là nhờ ở nhiệt độ này môi trường nước ổn định, hệ vi sinh trong nước hoạt động hiệu quả, tạo nên một môi trường hoàn hảo để những chú cá bảy màu của bạn phát triển. Khi ở nhiệt độ này bể nuôi cũng ít khi bị dịch bệnh bùng phát hay nước bị đục đi, do hệ vi sinh trong nước đã giúp bạn hạn chế bớt tình trạng này.
Nhiệt độ thích hợp cho cá bảy màu trong mùa hè
Nhiệt độ vào mùa hè sẽ tương đối cao nên việc đảm bảo nhiệt độ ổn định ở mức 22 – 28*C sẽ khá khó. Nhiệt độ ngoài trời vào những hôm cao điểm có thể lên đến hơn 30*C, nếu bể nuôi không được cách nhiệt tốt hay đặt ở những nơi có bóng râm, cá 7 màu có thể bị chết do sốc nhiệt.
Các bạn chú ý cá có thể bị chết hết nếu nhiệt độ lên > 35*C. Nếu bạn nuôi cá ngoài trời nên nuôi trong các thùng xốp – do thùng xốp có thể cách nhiệt tốt và hạn chế được biến động nhiệt lớn.
Vị trí đặt bể cá nên đặt ở những chỗ thoáng mát, có mái che, tránh để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào bể. Bể để ngoài trời nên có nắp đậy để hạn chế ánh sáng cũng như các loại động vật khác có thể mon men đến gần và gây nguy hiểm cho cá của bạn nhé.
Nhiệt độ thích hợp cho cá bảy màu trong mùa đông
Mùa đông nhiệt độ sẽ xuống thấp khi bạn ở miền bắc. Việc nuôi cá và chơi cá bảy màu của các bạn sống ở miền bắc cũng gặp khó khăn hơn các bạn ở miền nam do có 2 mùa rõ rệt và nhiệt độ cũng biến động lớn.
Cá bảy màu không thể chịu được lạnh trong 1 thời gian dài và khi nhiệt độ xuống quá thấp. Nhiệt độ < 15*C có thể gây hại đến cá nhé. Nếu nhiệt độ xuống dưới mức này trong 1 vài ngày bạn nên có kế hoạch cắm sưởi cho bể cá của bạn để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho cá. Nếu nhiệt độ vẫn trên > 18*C thì cá vẫn ổn và không cần phải quá lo lắng nhé.
Nếu bạn sử dụng sưởi thì nên set nhiệt độ ở mức 22 – 24*C là hợp lý. Ở mức nhiệt độ này sưởi hoạt động hiệu quả nhất, tích kiệm điện nhất và hạn chế được các trường hợp sưởi bị hỏng dẫn đến nhiệt độ nước cao làm chết cá.
Cách cho cá vào hồ sau khi mua
Việc đầu tiên cần làm sau khi mua cá là hãy thả chúng vào 1 cái hồ nhỏ và nhớ là dùng nguồn nước ở nơi mà bạn đã mua chúng (khi mua bạn nên xin thêm nhiều nước vào). Cứ 20 – 30 phút, bạn đổ thêm 1 ít nước lấy trong hồ nhà vào hồ nuôi tạm. Đến khi hồ tạm đầy khoảng 3/4, hút 1/2 nước ra khỏi hồ và thay bằng nước hồ nhà. Bạn cứ làm việc này 2 – 3 lần trong vòng 1 – 2 giờ.
Lúc này, bạn có thể thả cá vào trong hồ nhà được rồi. Đừng lo lắng nếu anh lính mới cảm thấy sợ sệt và lẩn trốn. Nếu chúng thấy hoảng sợ, đừng cho chúng ăn trong vòng 24 – 48 giờ. Nếu chúng có vẻ không ăn sau đó thì bạn cũng không nên cho thức ăn vào hồ vì việc này sẽ mau chóng làm bẩn nước hồ. Đừng lo lắng vì việc này là bình thường và có thể mất cả tuần để chú guppy mới bơi lượn và xử sự như những chú guppy bình thường khác.
Chú ý: Khi nuôi cá nhớ bỏ một ít muối hột loại muối này được bán khá rẻ ở chợ cho vào để giúp cá tránh được một số bệnh, tuyệt đối không được bỏ muối iốt vào nhé, bỏ muối iốt cá chết liền.
Xử lý nước nuôi cá guppy
Cái quan trọng là nguồn nước, không cần nước phải luôn luôn sạch và cũng đừng bao giờ để dơ quá.
Nước là yếu tố quan trọng nhất để nuôi guppy với số lượng lớn. Nếu bạn dùng nước máy, nên phơi ngoài nắng 1 ngày trước khi dùng để khí clo trong nước thoát ra hết. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cũng có thể thay nước cho hồ cá bằng nước máy chưa “phơi” nhưng phải cho sủi bọt trong hồ để khí clo thoát lên nhanh hơn.
Amoniac, nguyên nhân số 1 dẫn đến cái chết cho lũ cá, gây ra bởi tình trạng nuôi cá quá đông trong 1 hồ, cho ăn quá nhiều dẫn đến thừa thức ăn, do nước xấu hay thiếu oxy..Nếu nghi ngờ có sự hiện diện của amoniac, bạn nên thay khoảng 1/3 nước hồ và cho sủi bọt thật nhiều.
Độ cứng và độ pH cũng rất quan trọng. Guppy thích nước hơi cứng và độ pH từ 6.8 – 7.8 (tốt nhất là 7.2). Vì vậy mà bạn có thể nuôi chúng vô tư trong các hồ xi măng (và có vẻ chúng chỉ thực sự lớn và sinh sản khi được nuôi trong hồ xi măng). Tuyệt đối không được thay đổi đột ngột độ pH và độ cứng của nước, nếu không cá sẽ chết nhiều. Nếu bạn muốn thay đổi thì sự thay đổi này phải diễn ra một cách từ từ!
Bạn phải xem xét kĩ độ PH của nước như thế nào là hợp lý,cái này các bạn có thể mua chai thử độ PH ở hầu hết các chỗ bán cá dĩa và bán phụ vật liệu cho cá,giá từ 20-30k tuỳ chỗ bán. Khi nguồn nước của độ PH đạt đến 8,5 cũng có nghĩa con cá của bạn đang gặp ở độ nguy hiểm sinh mạng thì chúng ta nên thay nước.
Nước ở đây có 2 nguồn chính là nước máy có độ clo cao độ PH khoảng 8,5-9 và nguồn nước giếng có độ PH là 4-4,5.
Bằng cách nào chúng ta có thể đưa dòng nước trở về ổn định?
Vì điều kiện không phải ai trong chúng ta cũng có thể mua được chai thử PH, có cách nào đơn giản hơn chăng?
Đối với nước không tên mà nếu nhà bạn nào có sẵn bồn chứa để trên nóc nhà có ánh sáng hoặc bể chứa trong nhà có dung tích lớn thì rất tốt, những nguồn nước này cực kì tốt có thể sử dụng ngay.
Lý do, nước đã được bơm từ nhiều ngày trước và chỉ sử dụng 1 phần, có nghĩa nguồn nước trước đó sài chưa hết, nước ko tên đã xả ra nhiều ngày nên độ PH sẽ giảm đáng kể và khí clo thoát ra, khi có nguồn nước không tên từ vòi chảy ra thẳng vào bồn chứa sẽ chẳng ảnh hưởng là bao nhiêu. Chúng ta có thể thay đổi nguồn nước của cá mà chẳng sao cả, cách tốt nhất là 1 đến 2 tuần thay nước 1 lần, thay 10 – 20% lượng nước.
Đối với nước không tên mà được bơm trực tiếp để sài thì các bạn nên phơi nắng 2-3 ngày để làm giảm độ PH xuống và làm cho hết khí clo. Sau đó hãy thay nước hoặc đổ cá vào, có điều kiện sủi khí oxy càng tốt.
Đối với nguồn nước giếng, thông thường loại này có độ PH 4 – 4,5 (hầu hết là 4,5) có điều kiện thì cho sủi oxy khoảng 12 tiếng và đo độ PH khi đến khoảng 5,5 là tốt hoặc không có điều kiện thì tiếp tục cho phơi nắng hoặc để yên đó trong 4 ngày, tự độ PH sẽ tăng, tuy nhiên nếu để trong nhà khoảng 2 ngày thì chỉ có lên 5 điều này mình đã thử nghiệm, mà có nắng thì tốt hơn cả, dễ lên hơn.
Bài viết liên quan:
- https://cacanhdep.vn/nhung-loai-thuoc-phong-benh-cho-ca-canh-ma-ban-nen-biet/
- https://cacanhdep.vn/mot-so-cach-bao-tri-be-ca-bien-tot-nhat/
- https://cacanhdep.vn/kien-thuc-ve-da-tao-vi-sinh-cho-ho-ca/
- https://cacanhdep.vn/lieu-co-the-nuoi-ca-canh-bang-nuoc-loc-duoc-khong/
- https://cacanhdep.vn/muc-nuoc-trong-be-ca-canh-cao-bao-nhieu-la-hop-ly/
Chúng ta nên thay nước hằng tuần, cá bảy màu rất thường hay sốc nước và thích nguồn nước cũ nên chúng ta chỉ thay 10 – 20% lượng nước trong đó, khi con cá đã thích nghi thì sau này bạn có thể thay thường xuyên cũng được.
Xử lý phân cá
Lọc mút (lọc bọt biển). Nó gồm 1 máy hút và 1 miếng bông lọc được đặt trong hộp để lọc các chất bẩn. Và bạn chỉ cần giặt nó trong nước ấm mỗi tuần 1 lần là đủ. Miếng bông lọc sẽ giữ tất cả rác thải ra trong hồ cá.
Khuyến cáo không nên dùng sủi oxy hoặc lọc vi sinh oxy quá lâu, bạn nghĩ sẽ chẳng có gì, cá sẽ sống tốt nhưng thật ra sủi oxy sẽ làm tăng độ PH rất nhanh. Cá bảy màu không cần máy tạo oxy nhưng nuôi số lượng lớn thì phải dùng, còn lại chẳng cần thiết vì cá bảy màu như mình nói có thể sống tốt ở nhiều loại môi trường.
Có nhiều người nuôi cá thấy nước bẩn mà cá không chết nhưng khi chuyển sang nước vừa thay thì cá đã lên đường, nếu nguồn nước ổn định thì chúng ta để cá trong đó 1-2 tháng, thậm chí lâu hơn cũng chả sao.
Nên bỏ vào hồ 1 ít rong, rong la hán xanh mà các chỗ bán cá hay bán (còn gọi là rong chứ không phân biệt la hán hay rong đuôi cáo). Các loại rong này ko chỉ tạo nguồn thức ăn cho cá chúng ta mà còn có tác dụng làm trong nước sau 1 thời gian.
Chú ý bỏ càng nhiều càng tốt nhưng ở mức độ vừa phải, tránh trường hợp cá bơi ko được bị kẹt chết trong đó.
Nếu có điều kiện chúng ta nên bỏ vào hồ hoặc xô, keo.. 1 ít đá nham thạch hoặc sỏi to vào, những loại đá này có bán hầu hết ở các tiệm thuỷ sinh hoặc tiệm cá cảnh. Những loại đá này có khả năng làm chê đậy đi số phân mà cá bài tiết rồi lắng xuống đáy, cũng 1 phần làm cho nước trong và sạch hơn. Và ở đây cũng có thể tạo ra những con vi sinh, những con này len lỏi chui vào các lỗ nhỏ trong này mà sống, vi sinh có thể tiêu diệt 1 số loại vi khuẩn gây mầm bệnh cho con cá của bạn,bạn nào ko có điều kiện thì chơi luôn gạch ống xây nhà 4 hoặc 2 lỗ.
Máy sục khí, máy sủi oxy cho bể cá bảy màu
Bạn cũng nên có 1 máy sục khí cho những hồ cá của mình. Nó sẽ giúp không khí lưu thông, làm tăng lượng oxy trong nước, cá sẽ mau lớn hơn.
Cách thay nước cho hồ cá guppy
Việc thay nước có thể tạo ra hoặc giết chết những con cá tuyệt đẹp. Việc loại bỏ phân và thức ăn thừa trong hồ cá là rất quan trọng. Những người nuôi cá thành công khuyên rằng bạn nên thay 30 – 40% lượng nước hàng tuần. Một số người thay nước hàng ngày với số lượng là 10% nước trong hồ. Việc này giúp cá bột lớn nhanh hơn và to hơn. Nó cũng làm giảm lượng amoniac.
Thực ra, cá bảy màu rất dễ sống và sinh sản rất nhanh. Chỉ cần bạn quan tâm 1 chút là được ngay 1 đàn vài trăm chú bảy màu từ 2 – 3 cặp đầu tiên chỉ sau 3 – 4 tháng.
Bảy màu rất thích nước cũ (nhưng ko phải nước bị ô nhiễm). Bạn chỉ cần thay nước mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 1/3 tới 1/2 hồ. Trong nước nên cho ít muối (ít muối hơn cho cá La Hán 1 chút – cá La Hán là 100g/100 lít, thì 7 màu khoảng 50 – 70g/100 lít).
Cách phân biệt cá bảy màu đực và cái
Trước đây, cá bảy màu cá sống trên những đầm lầy nước lợ, nó được liệt cùng loại với cá livebearer (hồng kim, hồng mi, hắc-molly,…) bởi vì nó giống nhau về cách sinh con (cùng dòng cá đẻ ra con chứ không đẻ trứng), vì vậy việc nhân giống cá bảy màu là tương đối dễ dàng. Thật không may, nhiều người không nhận biết được cá đực và cá cái khi mới nhìn thấy nó.
Vâng, đây là một số chi tiết đơn giản để nhận biết cá bảy màu đực và cái:
CÁ BẢY MÀU ĐỰC có màu sắc sặc sỡ và rõ ràng. Cơ thể cá đực thon gọn, màu sắc có thể phủ toàn thân kể cả vây trên theo nhiều dạng (đơn sắc, đốm màu, hoa văn,…) vây trên và đuôi dài.
CÁ BẢY MÀU CÁI cơ thể lớn hơn cá đực, bụng tròn to. Hầu hết trên thân không có màu hoặc có ít màu ở cuống đuôi nhưng mờ và không rõ ràng. Vây và đuôi có thể có màu nhưng cũng rất mờ.
Còn cách nhận biết cá đực và cái thông qua cơ quan sinh dục thì sau một thời gian nuôi và quan sát các bạn có thể tự nhận biết được ngay mà không cần ai chỉ cả.
Nói chung là cách phân biệt đực và cái của cá bảy màu ngược lại với con người chúng ta. Cá đực thì sặc sỡ, thướt tha và quyến rũ còn cá cái thì to xác, rắn rỏi, dữ dằn,…
Một số dòng cá guppy
Chúng ta sẽ dựa vào màu sắc của từng dòng cá 7 màu mà gọi tên như Red dragon guppy, Full Red Guppy, Koi Red Guppy, Blue Topaz Guppy, Blue Grass Guppy, Tiger Yellow King Cobra Guppy, Dumbo Red tail Mosaic Guppy .v.v…
Đây là một số câu hỏi mà các bạn chơi cá bảy màu thường hay hỏi:
- Cá 7 màu TBB là gì ?
- Cá guppy BDS là gì ?
- Cá guppy Shark Fin là gì hay còn gọi là cá bảy màu SF ?
- Cá guppy fin C là gì ?
- Cá guppy sps là gì ?
- Cá guppy rb là gì ?
Vậy bây giờ mình sẽ giải thích cho mọi người hiểu nhé:
1. RB là gì ?
Cá bảy màu rb là gì ? RB là từ viết tắt Ribbon và những con cá guppy có chữ rb đi kèm là những con cá có vây bụng dài ra, gấp đôi so với vay bụng cá bình thường.
Do đó người ta thường gọi là Full gold rbibbon hoặc full gold rb, Blue grass Ribbon hoặc Blue grass RB, Koi đen RB, Full black rb, koi red ear rb….
2. Cá bảy màu ribbon là gì ?
Cá guppy ribbon là dòng cá bảy màu có vây lưng hoặc vây hậu môn dài ra gấp đôi so với cá bình thường. Nếu bạn chọn cá để đẻ thì không nên chọn cá trống ribbon vì cá trống ribbon thụ tinh yếu nhưng cho tỉ lệ cá con lên ribbon cao. Tốt nhất, bạn nên chọn cá trống bảy màu thường hoặc cá trống gene ribbon. Cá guppy riboon sẽ ra cá con là cá ribbon guppy và cá gene ribbon guppy.
3. Cá bảy màu gene là gì ?
Trên mạng, trên cộng động cá bảy màu, guppy thường hay gọi là cá gene, cá 7 màu gene, cá guppy gene. Vậy cá gene là như thế nào. Mình xin lấy ví dụ như sau cho các bạn dễ hiểu. Mình có cặp cá 7 màu Full red ribbon ( cá mái ribbon, cá đực không ribbon ). Khi cá full red mái đẻ ra 1 bầy cá con gồm khoảng 50 con và lớn lên. Chúng ta quan sát sẽ thấy có cá ribbon và cá không ribbon. Do đó, chúng ta gọi cá không ribbon này là cá gene ribbon ( Full red gene ribbon ).
Có nhiều câu hỏi được đặt ra là :” Cá 7 màu gene ribbon thì có đẻ ra cá ribbon không ? “. Câu trời là có và tỉ lệ vào khoảng 10%. Ví dụ: 1 bầy cá con 50 con được sinh ra từng cá bố, cá mẹ và gene ribbon thì có khoảng 5 cá thể là lên ribbon. Nếu bạn mua cá mà người bán cá bảo đây là cá gene nhưng khi đẻ ra không có con nào lên ribbon thì xác định bạn bị lừa rồi nhé.
4. SPS là gì ?
SPS là từ viết tắt của từ Supper Short, ý muốn nói là con cá 7 màu có thân hình ngắn hơn so với những con cá bình thường. Tên đầy đủ của cá guppy sps là cá guppy Supper Short, cá bảy màu Supper Short.
Koi đen supper short, Will Koi Supper Short, Full Gold Supper Short, Rồng đỏ Supper Short.
5. TBB là gì ?
Là từ viết tắt Tay Bơi Bướm, người ta hay gọi là cá 7 màu tay bơi bướm, guppy tay bơi bướm.
Thông thường các dòng cá ribbon đa phần là tay bơi bướm hết.
Ví dụ: Guppy koi red ribbon tay bơi bướm, cá bảy màu blue topar bay bơi bướm…
6. BDS là gì ?
Là viết tắt của từ Big Dorsal và gọi là guppy big dorsal, cá bảy màu có vây lưng to
Ví dụ: Guppy red dragon big dorsal, Full Red big dorsal, cá bảy màu rồng đỏ vay lưng to.
7. SF là gì ?
Là từ viết tắt của từ Shark Fin và còn gọi là cá bảy màu Shark Fin ám chỉ vây lưng dài đến đuôi, Guppy shark fin.
Ví dụ: Guppy Blue Topaz Ribbon Shark Fin, cá bảy màu Blue Topaz Shark Fin Ribbon, Koi red ear Shark Fin
8. Cá bảy màu Fin C là gì hay Guppy Fin C là gì ?
Tại sao lại gọi là Shark Fin C mà không phải Shark Fin ? Đơn giản là 1 đoạn của kỳ trên lưng, vay bụng dài ra và cong lại giống như chữ C nên giới cá cảnh Guppy Việt Nam gọi chúng là Guppy SharkFin C. Cá Blue Topaz Ribbon SharkFin C này là đúng chuẩn Fin C nhé. Đặc biệt, Fin C chỉ xuất hiện ở những dòng cá ribbon.
9. Cá bảy màu swallow là gì ?
Cá guppy swallow là dòng cá có vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi dài ra gấp đôi so với cá bình thường. Đôi khi cũng có cá guppy swallow không có vây lưng, vây hậu môn dài mà chỉ có vay đuôi dài và cũng có cá swallow có vay đuôi và vay hậu môn dài. Đối với dòng cá swallow, tôi cũng khuyên bạn không nên chọn những con trống swallow có vay hậu môn dài vì nó cũng giống như cá trống ribbon. Khả năng thụ tinh yếu cho cá mái swallow. Cá guppy swallow sẽ đẻ ra cá con là cá ribbon swallow guppy, cá swallow guppy, cá gene swallow guppy.
Thức ăn của cá guppy
Việc cho ăn thích hợp và một khẩu phần cân bằng chính là chìa khóa để dẫn đến thành công, nếu bạn cho cá ăn không tốt thì sẽ chẳng có bàn thắng nào được ghi! Một khẩu phần cân bằng phải thoả mãn mọi nhu cầu về chất dinh dưỡng của cá. Giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời một chú cá bảy màu là 3 tháng đầu đời. Cho ăn không phù hợp trong 3 tháng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cá sau này.
Bạn nên cho cá ăn đơn giản, nhưng phải thường xuyên và đều đặn, nên cho ăn từ 6 – 8 lần/ngày. Một khẩu phần có sự thay đổi đa dạng giữa thực phẩm khô và tươi là rất cần thiết cho sự phát triển của cá. Hãy chắc rằng bạn đã tìm được loại thức ăn tốt nhất và đừng nên quá mặc cả trong chuyện này. Tôm con, trùn chỉ, lăng quăng, bo bo..là nguồn cung cấp protein động vật rất tốt.
Hãy cố gắng cho cá ăn đều đặn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày (2 trong số đó nên là thức ăn tươi). Không được cho ăn thừa và giữ cho đáy hồ được tự do khỏi thức ăn thừa. Đa phần 7 màu chết do nước quá bẩn, không phải nguồn nước mình nuôi bị bẩn mà do dư thừa thức ăn.
Thực sự cá bảy màu rất ít ăn. Đặc biệt, nếu bạn bỏ rong đuôi chó đầy hồ, không cho ăn 5 – 7 ngày cũng không sao. Nhưng ngày nào cũng cho ăn thức ăn khô mà cá không ăn hết, phần thức ăn thừa gây nhiễm bẩn thì rất dễ làm chết cá. Do đó nên cho ăn ít thôi, đặc biệt nếu bạn đã có bỏ rong hay các kiểu hồ có nhiều rêu bám khác (như hồ thủy sinh).
Thức ăn của cá guppy, cá 7 màu là: cám Nhật B2, cám Nhật B1, cám pandora, ấu trùng artemia, bobo, trùng chỉ, trùng huyết, cám, ấu trùng tôm, trứng tôm, artemia sinh khối, rêu, tảo Spirulina .v.v…
Thức ăn giúp cá 7 màu mau lớn và lên màu đẹp là ấu trùng artemia, artemia sinh khối, trùng chỉ, trùng huyết, bo bo hay còn gọi là trứng nước.
Lời khuyên cho bạn là nên cho cá artemia ấp nở đối với cá bảy màu con, với cá bảy màu trưởng thành nên cho ăn artemia sinh khối. Lâu lâu cho ăn thêm tảo viên (tảo bột) và cám.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thức ăn của cá bảy màu là gì ?
Một vài bệnh thường gặp ở cá guppy – cá bảy màu
Nuôi cá bả màu, guppy cần chú ý đến môi trường nước vì nước bị hư dễ sinh ra mầu bệnh và gây bệnh cho cá bảy màu. Các bạn chú ý, không cho cá 7 màu ăn quá nhiều vì cá bảy màu guppy không ăn hết thức ăn sẽ làm cho nước bị hư, đục nước.
Từ đó sẽ nảy sinh ra các loại bệnh cho cá bảy màu như: nấm, thối thân, ký sinh trùng, bệnh đường ruột, sình bụng, xù vảy
Để được tư vấn kỹ hơn và hỗ trợ nhanh nhất Quý khách liên hệ Guppy & Green Farm qua Hotline: 0708 61 6668