Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.
1. Giới thiệu thông tin cá betta, cá xiêm đá – Tên khoa học: Betta spp
– Chi tiết phân loại: Bộ: Perciformes (bộ cá vược) Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng) Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 … Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thia; Cá Thia xiêm; Cá Chọi; Cá Phướn Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50
– Tên Tiếng Anh:Betta
– Tên Tiếng Việt: Cá Xiêm; Cá Đá
2. Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá – Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …
– Chiều dài cá (cm):5 – 7,5
– Nhiệt độ nước (C):24 – 30
– Độ cứng nước (dH):5 – 20
– Độ pH:6,0 – 8,0
– Tính ăn:Ăn tạp
– Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
– Chi tiết đặc điểm sinh học: Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam … Tầng nước ở: Mọi tầng nước Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …
Loài cá betta sinh sống ở mọi tầng nước với khả năng sinh sản khá tốt, đẻ trứng thành tổ bọt. Sau khi đẻ, cá đực sẽ chăm con và cần tách cá mẹ ra để chúng không ăn trứng. Loài cá này phân bổ chủ yếu ở các nước như Thái lan, Campuchia, Việt nam, Malaysia và Indonesia,… bởi cá cần nhiệt độ nước trong khoảng 24-30 độ C để đảm bảo cá sinh trưởng khỏe mạnh.
Đồng thời trong quá trình nuôi, người chủ cần đảm bảo độ pH đạt 6 – 8 và độ dH đạt 7-20. Thông thường cá sẽ có chiều dài từ 5-8cm khi trưởng thành và độ tuổi cá có màu sắc đẹp nhất là trong 1 năm đầu.
* Nuôi cá đúng cách
Cá betta có đặc tính tham chiến rất mạnh nên cần được nuôi nhốt riêng để tránh cá chọi nhau bị thương và nguy hiểm đến “tính mạng”. Thể tích bể nuôi đạt chuẩn là khoảng 45-50l, chiều dài bể cỡ 30-40cm, mực nước cách bề mặt khoảng ⅓ thành bình để đảm bảo cá có không gian hấp thụ oxi trong không khí. Có thể bổ sung thêm đá vụn và rong biển để cá sinh trưởng tốt hơn.
Loài cá này cũng khá dễ chịu nên không quá yêu cầu về kỹ thuật lọc nước và sục khí. Tuy vậy, cần lưu ý khi cho cá ăn: Cho cá ăn 2 lần một ngày vào buổi sáng và chiều với khối lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng cá, tránh cho quá nhiều thức ăn hỗn hợp vì khi bị hòa tan trong nước, lượng thức ăn dư thừa này sẽ làm đục nước, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tầm nhìn của cá.
Bản tính ăn tạp nên việc lựa chọn thức ăn không quá khó, bạn có thể cho cá ăn lăng quăng, bọ gậy, ấu trùng hoặc thức ăn hạt, hỗn hợp thường được bán tại các cửa hàng cá kiểng.
* Màu sắc của cá
· Đơn sắc : Có nghĩa là loại cá có một màu duy nhất từ đầu đến đuôi. Có thể nói việc “ lem “ hay “ dính” một màu khác thì sẽ bị lỗi. Chẳng hạn như việc một cá xanh bị lem chút đỏ, hoặc cá đỏ bị lem đen trên thân hoặc vây. Như vậy việc lai tạo và chọn một loại cá đơn sắc là cực kì khó khăn.
· Nhị sắc : Nghĩa là con cá có 2 màu? Đúng nhưng chưa hết, thân phải tuyền một màu còn vây lại một màu khác. Hai màu tương phản thì càng tốt. Nếu căn cứ theo chuẩn này thì hiện nay trên thị trường không có mấy con cá được coi là nhị sắc.
· Đa sắc : Đây là những con cá ít có giá trị, sở hữu từ 2 màu sắc trở lên và không theo một chuẩn mực nào cả, ngoại trừ một số con có màu phối độc đáo.
· Bướm : Sở hữu viền ở vây, đôi khi là ở vây ngực.
· Cẩm thạch : Chúng sở hữu hoa văn loang lỗ, chúng là một loại rất độc đáo, vì thường thì chẳng con nào giống con nào.
· Màu tự do : Bất kì một loại màu nào không thuộc những màu đã kể trên.
Như vậy thì việc chọn màu cá cũng rất đa dạng. Ngoài ngoại hình sặc sỡ hay những những màu đặc biệt ra thì cá betta đa phần có màu tương đối bình thường, không có giá trị. Vì vậy nếu muốn mua cá betta giá rẻ thì đây cũng là một yếu tố bạn nên lưu ý, giá trị của chú cá sẽ được quyết định ở yếu tố này.
* Đánh giá cá
Mục đích của việc đánh giá cá là bước kiểm tra mức độ phù hợp của cá trước khi chọn làm cá đá hoặc cá kiểng. Ở việc đánh giá thì được chia ra làm 2 bước : Đánh giá sinh lí và đánh giá tâm lí, mục tiêu ở 2 bước đánh giá này là tìm hiểu mức độ trưởng thành của cá, đảm bảo cá không khuyết tật và đánh giá mức độ bạo dạn của cá.
Những bộ phận cần được kiểm tra lần lượt bao gồm : Miệng – nắp mang – mắt – kỳ – vảy – thịt và cấu trúc tổng quát toàn thân.
· Miệng : Được coi là bộ phận quan trọng nhất của cá, vì đây được dùng như vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá của bạn khó lòng thắng được. Những dạng khuyết điểm của miệng cá bạn nên tránh :
- Miệng bị biến dạng
- Miệng không khép kín
- Môi sứt
- Miệng khoằn hay vểnh
- Miệng phù
- Miệng sần sùi
· Mang và nắp mang : Là bộ phận cung cấp không khí để cá có thể thở. Đây cũng là một bộ phận có chức năng phùng lên để đe dọa đối thủ, là dấu hiệu biểu trưng sức mạnh. Một số dạng mang bị khiếm khuyết : Mang bị biến dạng, mang không khép kín, mang không thể phùng ra hết cỡ, nếp mang lòi ra.
· Mắt : là bộ phận dẫn đường của cá. Nếu mắt có vấn đề thì khó có thể xác định cũng như thấy địch thủ một cách rõ ràng. Nếu bị khiếm khuyết hoặc bị thương thì cá sẽ đá chậm, dễ dàng bị thua cuộc. Thậm chí một vài con sẽ bỏ chạy khi mắt bị thương.
· Kỳ : Được xem như chân của cá. Đây là bộ phận được sử dụng để điều khiển, hỗ trợ chuyển động của cá. Vì vậy nếu kỳ quá ngắn thì việc chuyển động của cá sẽ bị chậm lại, và khiến cho cá dễ dàng bị thua cuộc trong trận đấu.
· Vảy : Được mệnh danh như là áo giáp của loài cá.
· Cấu trúc tổng quát : Toàn thân phải cân đối, tất cả các bộ phận phải mạnh mẽ và cân xứng, thân không được dài quá hoặc ngắn quá.
Việc đánh giá cá như trên cũng góp phần giúp bạn chọn một chú cá betta dùng trong mục đích đấu tốt hay không. Nó khiến giá trị của chú cá của bạn cao hay thấp, quyết định trực tiếp đến việc bạn có thể mua cá betta giá rẻ hay không nữa.
3. Kỹ thuật nuôi cá betta, cá xiêm đá – Thể tích bể nuôi (L):50 (L)
– Hình thức nuôi: Nên tách riêng biệt – Nuôi trong hồ rong:Có
– Yêu cầu ánh sáng:Vừa
– Yêu cầu lọc nước:Ít
– Yêu cầu sục khí:Ít
– Chi tiết kỹ thuật nuôi: Chiều dài bể: 30 – 40 cm Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi. Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất dành cho người mới tập chơi cá cảnh Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….
Trong môi trường tự nhiên, sống ở ruộng đồng, ao hồ thì thức ăn của Betta là các loại động vật giáp sát, không xương sống hoặc những loại côn trùng thủy sinh khác. Chính vì thế mà khi nuôi cá Betta trong chai hoặc bể thì bạn có thể tạo nên môi trường gần giống với môi trường sống tự nhiên của chúng.
Hoặc bạn cũng có thể mua những loại thức ăn cho cá Betta: thức ăn viên, giun máu, tôm ngâm muối,… để đảm bảo quá trình sinh trưởng của cá.
Bên cạnh đó thì bạn chỉ nên cho cá ăn 2 lần/ngày, hạn chế bón thức ăn quá nhiều vì việc dư thừa thức ăn sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe đàn cá.
Hồ nuôi
Bể nuôi cá chuẩn cần đạt nhiệt độ từ 24 – 30 độ C và độ pH từ 7 – 7.5. Để đảm bảo cá có thể sinh trưởng và phát triển thì bạn nên thay nước từ 2 tuần/lần. Lưu ý khi thay nước thì chỉ nên thay 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước còn lại để cá không bị sốc với môi trường mới.
Ngoài ra, tùy vào số lượng cá và diện tích bể nuôi mà bạn nên thay nước thường xuyên, hạn chế để nước bị ô nhiễm hay thiếu oxi ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Lưu ý khi thay nước thì cần phải giữ lại 30 – 50% nước cũ để cá không bị sốc do chênh lệch pH quá nhiều.
* Và khi xây dựng trại cá nuôi Betta hay hồ cá thì cần lưu ý một vài điều sau đây:
§ Bể nên được đặt ở nơi thoáng mát, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
§ Vì là dòng cá có tính cách hung dữ và hiếu chiến nên bạn không nên nuôi quá nhiều cá trong cùng một bể.
§ Không nên đặt bể cá ở nơi tối tăm, ít thoáng khí khiến cá bị thiếu oxi, căng thẳng dễ dần đến tình trạng cắn đuôi.
* Cách ép cá Betta tại nhà
Ép cá được xem là một phương thức sinh sản đặc biệt của cá Betta giúp đem lại hiệu quả kinh tế và số lượng con giống cao. Để thực hiện bạn cần làm theo các bước dưới đây:
§ Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị chỗ ép cá bằng khay hoặc thau nhựa có dung tích từ 15 – 20 lít. Có thể sử dụng thêm sỏi nhỏ để tạo chỗ cho cá mái lẫn trốn sau khi ép.
§ Lựa chọn cá giống và cho chúng vào hồ ép: Con giống nên lựa chọn những con khỏe mạnh, có tuổi thọ từ 1 – 2 năm. Cho cá đực vào hồ trong khoảng 5 – 7 ngày, khi thấy cá đực nhả bọt nhiều thì bắt đầu thả cá mái vào. Cá đực sẽ lùa và rỉa vây cá mái sau vài lần và xuất hiện trứng cá
§ Bớt cá mái sau khi đẻ: Cá mái sau khi dừng đẻ thì sẽ tiến hành vớt ra hồ riêng để tránh trường hợp cá mái nuốt trứng.
§ Đợi trứng nở và vớt cá đực ra ngoài: Khoảng từ 2 – 3 ngày thì trứng con sẽ nở, cá đực sẽ liên tục thay bong bóng bị vỡ do cá con chớm nở bám vào tổ ong. Sau vài ngày khi cá con đã phát triển thì bạn nên tách cá đực khỏi đàn cá nhỏ để chúng sinh trưởng tiếp.
* Cách dưỡng cá Betta mái
Bên cạnh việc ép cá thì để đảm bảo số lượng cá con được tạo ra thì bạn nên dưỡng cá mái để tạo điều kiện tốt. Dưới đây là cách dưỡng cá Betta mái tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
§ Không gian dưỡng: Đây là một yếu tố rất quan trọng, bạn nên dưỡng cá ở không gian càng rộng càng tốt. Có thể sử dụng chậu, bể có kích thước từ 40 x 30 (dài x rộng).
§ Thức ăn: Vì là loại động vật ăn thịt nên bạn nên thức ăn cho cá Betta má loăng quăng, trùn,… để đảm bảo dinh dưỡng.
§ Cách dưỡng: Chọn cá mái giống và cho vào không gian dưỡng, mực nước nên đảm bảo từ 12 – 15cm, sau đó thì cứ cách 3 ngày lại cho vào bể dưỡng 1 cục trùn chỉ to để cá có thêm chất dinh dưỡng.
Bạn có thể thay nước cho cá khi thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm và đợi trong khoảng 3 tuần thì cá sẽ cho rất nhiều trứng.
Các loại bệnh của cá Betta thường gặp
Dù có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhưng bạn cần lưu ý một số bệnh ở cá Betta dưới đây
Khi cá Betta nhà bạn bỏ ăn thì nguyên nhân có thể là do thay đổi thời gian ăn, thức ăn không đảm bảo, cá bị căng thẳng hoặc cá bị táo bón do nhiễm ký sinh trùng. Để điều trị bệnh này thì bạn nên cho cá ăn đầy đủ, đúng giờ và xử dụng thuốc kháng sinh để bón thêm.
* Cá Betta tự cắn đuôi
Nguyên nhân chủ yếu là do cá bị căng thẳng khi cách ly quá lâu hoặc đặt cá ở trong môi trường nhỏ hẹp, thiếu ánh sáng cũng khiến cho cá Betta tự cắn đuôi. Để xử lý thì bạn nên lưu ý cách ly cá thì hạn chế đặt chung với nhiều loại cá khác, và giữ cho hồ cá luôn sáng dịu.
Còn nếu cá đã cắn đuôi thì bạn nên nuôi cá trong nước thật sạch, có thể thường xuyên sử dụng thuốc Melafix để vết thương của cá nhanh lành lại và phòng chống nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh khác.
* Cá Betta bị hở mang
Cá bị hở mang, lâu ngày xuất hiện các dịch trắng như mủ tại vùng hở là do các cá thể đơn bào gây ra. Nếu không có cách điều trị kịp thời thì cá có thể chết sau khoảng 5 – 7 ngày. Để xử lý thì bạn nên bắt tách những con bị bệnh sau đó xử dụng kháng sinh liều cao để điều trị khỏi bệnh.
* Cá Betta bị nhạt màu
Khi nuôi cá Betta lâu bạn thấy vảy cá bị nhạt màu, nguyên nhân là do việc thay nước không thường xuyên hoặc sự thay đổi thời tiết. Để xử lý thì bạn nên thay nước thường xuyên, giữ nhiệt độ nước ở mức ổn định. Đồng thời, bạn nên đảm bảo nguồn thức ăn cho cá.